Môi se và cây gậy
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Sao ngươi kêu van ta? Hãy bảo dân Y-sơ-ra-ên cứ đi; 16 còn ngươi hãy giơ gậy lên, đưa tay trên mặt biển, phân rẽ nước ra…” (Xuất ê díp tô ký 14:15-16)
Ngày hôm nay, nan đề của thân thể Đấng Christ không phải là chúng ta không cầu nguyện. Chúng ta vẫn cầu nguyện. Nhưng chúng ta cầu nguyện những lời cầu nguyện đầy tuyệt vọng. Chúng ta đang cầu nguyện “Lạy Chúa, xin giúp đỡ con… lạy Chúa, xin làm ơn… lạy Chúa, xin hãy làm một điều gì đó cho nan đề của con!”

Bây giờ, có lẽ bạn đang mỉm cười, phần lớn có thể đúng với những lời cầu nguyện mà bạn biết và có thể chính bạn cũng đã từng cầu nguyện thế. Bạn thân mến, Đức Chúa Trời không muốn lúc nào bạn cũng cầu nguyện những lời cầu nguyện nài xin. Ngài muốn bạn sử dụng uy quyền Ngài đã ban cho bạn để cầu nguyện những lời cầu nguyện đầy quyền năng, ra lệnh một cách mạnh mẽ “giơ thẳng tay lên” và nhìn thấy phép lạ xảy ra.

Khi Môi se đứng trước Biển đỏ và phía sau là đạo quân Pha ra ôn đang đuổi theo. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng ông đã kêu la cùng Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời phán cùng ông rằng “Sao ngươi kêu van Ta?”
Có lúc bạn kêu cầu Đức Chúa Trời và có lúc bạn sử dụng uy quyền của bạn. Đức Chúa Trời phán cùng Môi se “hãy bảo với con cái Ysơraên cứ đi. Còn ngươi hãy giơ gậy, đưa tay trên mặt biển, phân rẽ nước ra”.

Ngày hôm nay, “Cây gậy” bạn có là danh Chúa Giê Xu. Khi bạn ra lệnh trong danh Chúa Giê Xu. “biển” của bạn sẽ rẽ ra và bạn sẽ đi qua như đi trên đất khô ở giữa các nan đề của bạn.

Bạn có nhận thấy rằng Chúa Giê Xu không phán “hãy đi và cầu nguyện cho người bệnh” không? Ngài phán “hãy đi và chữa lành cho người bệnh” (Ma thi ơ 10:8). Vì vậy hãy thôi nài xin và lúc nào cũng cầu xin, và bắt đầu sử dụng uy quyền bạn có trong Đấng Christ.

Chúa Giê Xu phán cùng Hội thánh “tất cả quyền phép trên trời dưới đất đã giao cho ta. Vậy hãy đi… (Ma thi ơ 28:18-19). Bạn thân mến, Đức Chúa Trời muốn bạn đi và sử dụng uy quyền Ngài đã ban cho bạn. Khi bạn đi ra, phép lạ sẽ cặp theo!

Dịch: Tường Oanh

«Hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa »  (ICô rinh tô 1:31)

    Nếu có ai đó hỏi bạn “phải làm gì để hưởng được sự sống đời đời?” có thể bạn sẽ trả lời với người đó “hãy tin Chúa Giê Xu thì bạn sẽ được cứu” phải không?
    Một người trai trẻ giàu có cũng đã hỏi Chúa Giê Xu một câu  tương tự, nhưng thay vì bảo anh ta tin nhận Ngài, Chúa Giê Xu ban cho anh ta một điều răn (Mác 10:17-22).
    Chúa Giê Xu nhìn thấy người trai trẻ đó tự hào về khả năng tuân giữ luật pháp để nhận được sự cứu rỗi và ân sũng của Đức Chúa Trời. Nhưng vì tình yêu của Ngài dành cho anh, Chúa Giê Xu phải chỉ cho anh ta thấy những ai sống dựa vào luật pháp phải nhận ra rằng sự tự nỗ lực không thể cứu họ được.
    Do đó Ngài nhắc cho anh nhớ “ngươi biết các điều răn: “Đừng phạm tội tà dâm…đừng trộm cắp…hãy hiếu kính cha mẹ”. Người trai trẻ đó tỏ ra rất tự tin về việc tuân giữ luật pháp khi đáp “thưa thầy, tôi đã giữ những điều đó từ khi còn nhỏ”.
    Chúa Giê Xu phán cùng anh ta “ngươi còn thiếu một điều…bán hết gia tài mình, bố thí cho kẻ nghèo…hãy đến…mà theo ta”. Khi người trai trẻ nghe lời đó, đi ra rất buồn bả.
    Khi chúng ta tự hào về việc tuân giữ luật pháp, nó luôn chỉ ra một điều gì đó chúng ta còn thiếu hay thất bại trong việc tuân giữ. Luật pháp thánh khiết và trọn vẹn đến nỗi nếu chúng ta chỉ cần không tuân theo một điều rất nhỏ trong số đó, không có sự chọn lựa nhưng chỉ có sự đoán phạt và rủa sả (Galati 3:10). Vì lẽ đó mà luật pháp được ban ra.
    Đức Chúa Trời không muốn chúng ta tự hào về khả tuân giữ luật pháp. Nếu có điều gì đó để chúng ta tự hào và tin chắc thì đó chính là tự hào và tin chắc vào ân điển của Đức Chúa Trời. Chỉ có ân điển của Ngài mới có thể gìn giữ, cứu chuộc, chữa lành, giải cứu và ban phước cho chúng ta.
    Vì thế chúng ta không nên tự hào về điều chúng ta đã làm hay có thể làm, nhưng hãy tự hào về ân điển của Ngài dành cho chúng ta – Ngài là sức mạnh, sức khỏe, ân sũng nhưng không, sự thịnh vượng, sự khôn ngoan, hy vọng, sự cứu rỗi và sự vinh hiển của chúng ta. Đó là cách để chúng ta vui hưởng sản nghiệp và một đời sống dư dật!
NCC


Chào quý vị.
Tối nay, tôi thông báo đến quốc dân Hoa Kỳ và thế giới rằng Hoa Kỳ đã thực hiện một kế hoạch tiêu diệt Osama bin Laden, thủ lãnh al Qaeda và là kẻ khủng bố chịu trách nhiệm về việc giết hại hàng ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội.
Gần mười năm trước đây, một ngày nắng đẹp tháng Chín đã bị bôi đen bởi một cuộc tấn công tệ hại nhất vào người dân Hoa Kỳ trong lịch sử chúng ta. Hình ảnh ngày 11 tháng 9 đã nung dấu ấn vào trí nhớ khó phai trên toàn quốc – đánh cướp máy bay xé tan bầu trời quang đãng tháng Chín; toà Tháp Đôi đổ ập xuống đất; từng luồng khói đen bốc lên từ Lầu Năm Góc; trên chuyến bay 93 của chiếc máy bay gãy nát tại Shanksville, Pennsylvania, các công dân đã anh dũng hành động để cứu thoát nhiều cảnh tiêu hủy não lòng hơn.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thế giới chưa biết đến những hình ảnh tệ hại nhất. Những chiếc ghế vắng người trong bữa ăn tối. Trẻ em bị buộc phải lớn lên thiếu vắng cha hoặc mẹ. Cha mẹ đã khuất không còn cảm nhận được những cái ôm âu yếm từ con mình. Gần 3.000 công dân đã lìa bỏ chúng ta, để lại những khoảng trống không thể lấp đầy trong tim.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, vào thời khắc buồn thảm nhất, nhân dân Hoa Kỳ đã xích lại gần nhau. Chúng ta mở rộng vòng tay đến hàng xóm và đã hiến máu cho những người bị thương tích. Chúng ta xác quyết tình liên đới với nhau, với cộng đồng và tổ quốc. Trong ngày đó, bất kể đến từ đâu, theo tôn giáo nào, thuộc sắc tộc gì, chúng ta đã đoàn kết trong đại gia đình Hoa Kỳ.
Chúng ta cũng kết đoàn để bảo vệ tổ quốc và đem những kẻ tấn công tàn bạo ra trước công lý. Chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng cuộc tấn công 11/9 thực hiện bởi al Qaeda, một tổ chức do Osama bin Laden cầm đầu đã công khai tuyên chiến với nước Mỹ, giết hại những nạn nhân vô tội của chúng ta và trên toản thế giới. Rồi chúng ta phải tham gia cuộc chiến chống lại al Qaeda để bảo vệ công dân, bạn bè và đồng minh.
Trên 10 năm qua, chúng ta phải cám ơn sự chiến đấu không mỏi mệt và đầy tình yêu nước của quân đội, của những chuyên viên chống khủng bố, nhờ vậy mà các cố gắng đó đã có những bước tiến đáng kể. Chúng ta đã bẻ gẫy những cuộc tấn công khủng bố và củng cố nền phòng thủ quốc gia. Tại A Phú Hãn, chúng ta đã đánh đuổi chính phủ Taliban, một nhà nước đã ủng hộ và tạo sự trú ẩn an toàn cho al Qaeda. Trên bình diện thế giới, chúng ta đã hợp tác với bè bạn và đồng minh để ruồng bắt hoặc tiêu diệt những kế hoạch khủng bố của al Qaeda, bao gồm cả những vụ liên quan đến ngày 11/9.
Nhưng Osama đã chạy thoát những cuộc lùng bắt và vượt biên giới A Phú Hãn để trốn vào Hồi Quốc. Trong lúc đó, al Qaeda dựa vào các chi nhánh khủng bố trên khắp thế giới và tiếp tục điều khiển các cuộc khủng bố dọc theo biên giới Hồi Quốc.

Một thời gian ngắn sau khi ngồi vào văn phòng điều hành quốc gia, tôi đã ra lệnh cho ông Leon Panetta, giám đốc CIA ưu tiên tiến hành nhiệm vụ lùng bắt hoặc tiêu diệt bin Laden trong cuộc chiến chống al Qaeda, ngay cả phải trải rộng hoạt động để bẻ gẫy, triệt hạ và làm tan vỡ hệ thống khủng bố của hắn ta.
Tháng 8 vừa qua, sau nhiều năm miệt mài làm việc của cơ quan tình báo, tôi được báo cáo ngắn gọn về đường đi nước bước của bin Laden. Điều đó không chắc chắn lắm nên đã tốn mất nhiều tháng mới lần ra manh mối. Tôi thường xuyên làm việc với tổ an ninh quốc gia để kiếm thêm thông tin có thể dẫn đến việc tìm ra nơi trốn của bin Laden sâu trong nội địa Hồi Quốc. Cuối cùng, tuần vừa rồi, tôi xác quyết rằng chúng ta đã đủ sáng suốt để hành động, và đã chuẩn phê một kế hoạch lùng bắt bin Laden nhằm đưa y ra trước công lý.
Hôm nay, với sự chỉ đạo của tôi, Hoa Kỳ đã khởi động kế hoạch lùng kiếm tại vùng Abbottabad, Hồi Quốc. Một lực lượng nhỏ người Mỹ đã thực hiện một kế hoạch rất khả thi với sự can đảm tột độ. Không người Mỹ nào bị thương. Lực lượng này đã cố tránh tàn sát thường dân. Sau cuộc giao tranh, họ đã tiêu diệt và đang canh giữ xác ông ta.
Trong hơn hai thập niên, bin Laden là biểu tượng và là thủ lãnh al Qaeda, đã hoạch định hàng loạt các cuộc tấn công vào đất nước, bạn bè và đồng minh chúng ta. Cho đến hôm nay, cái chết của bin Laden đã đặt dấu ấn cho sự hoàn thành sứ mạng quan trọng nhất của quốc gia là đánh bại al Qaeda.
Tuy vậy, cái chết của ông ta chưa phải là chỉ dấu cuối cùng những cố gắng của chúng ta. Chẳng nghi ngờ gì, al Qaeda sẽ tiếp tục theo đuổi tấn công chúng ta. Chúng ta phải – và sẽ – thật cẩn trọng tại quốc nội và hải ngoại.
Trong lúc thi hành điều đó, chúng ta cần xác quyết rằng Hoa Kỳ không – và sẽ mãi mãi không – tuyên chiến với Hồi Giáo. Tôi muốn nói rõ, tựa Tổng thống Bush đã tuyên bố một thời gian ngắn sau 11/9 rằng cuộc chiến của chúng ta không nhằm vào thế giới Hồi Giáo. Bin Laden không phải là thủ lãnh Hồi Giáo; ông ta là kẻ giết Hồi-giáo-hữu hàng loạt. Đúng vậy, al Qaeda đã giết hại hàng trăm người Hồi tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Do đó cái chết của ông ta sẽ được tất cả những ai tin vào hoà bình và phẩm giá con người đón nhận.
Trong những năm qua, tôi đã nhiều lần nói rõ rằng chúng ta sẽ có hành động bên trong Hồi Quốc nếu biết bin Ladin trốn nơi đâu. Đó là những gì chúng ta đã thực hiện. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là hợp tác chống khủng bố với Hồi Quốc đã giúp tìm ra manh mối bin Laden và địa phận ông ta trú ẩn. Thật vậy, bin Laden cũng tuyên chiến với Hồi Quốc và ra lệnh tấn công người Hồi.
Đêm nay tôi đã gọi Tổng thống Zardari, và chúng tôi nói chuyện với các đối tác Hồi Quốc. Họ đồng ý rằng đây là một ngày lịch sử và tốt lành đối với cả hai nước chúng ta. Nhìn về phía trước, điều quan trọng là Hồi Quốc tiếp tục hợp tác chống al Qaeda và những chi nhánh của chúng.
Người dân Mỹ đã không chọn cuộc chiến này. Chúng đến sát chúng ta và khởi đầu bằng sự tàn sát vô nghĩa các công dân Hoa Kỳ. Sau gần mười năm phục vụ, đấu tranh và hy sinh, chúng ta hiểu rõ nỗ lực và gánh nặng chiến tranh. Những nỗ lực này đè nặng trên tôi mỗi khi tôi, vị Tổng Tư lệnh, phải ký tên dưới lá thư gửi đến một gia đình mất đi người thân yêu, hoặc phải nhìn vào đôi mắt một chiến binh bị thương tích nặng nề.
Bởi vậy, người Mỹ hiểu được gánh nặng chiến tranh. Nhưng là một quốc gia, chúng ta không thể khoan nhượng khi an ninh bị đe dọa, hoặc bất động khi quốc dân bị giết. Chúng ta không ngừng bảo vệ công dân, bè bạn và đồng minh. Chúng ta trung thành với những giá trị làm nên chúng ta. Và trong những đêm như đêm nay, chúng ta có thể nói với những gia đình mất người thân vì quân khủng bố al Qaeda: Công lý đã được thực hiện.
Đêm nay, chúng ta hãy cảm tạ sự thông minh và vô số các chuyên viên chống khủng bố đã làm việc không mệt mỏi để đạt được kết quả này. Người dân Mỹ không thấy công việc và cũng không biết đến tên tuổi của họ. Nhưng đêm nay, người Mỹ hài lòng về công việc và kết quả theo đuổi công lý của họ.
Chúng ta cảm ơn những người thực hiện hoạt động này vì họ là biểu tượng cho sự chuyên nghiệp, tình yêu nước và lòng can đảm phục vụ tổ quốc tuyệt vời. Họ là thành phần của thế hệ gánh chịu phần nặng nề nhất từ ngày tháng Chín đó.
Sau hết, hãy để tôi biểu tỏ nỗi lòng đối với các gia đình mất đi người thân yêu vào ngày 11/9, rằng chúng ta chưa bao giờ quên sự mất mát của họ, cũng không dao động đối với cam kết sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn một cuộc tấn công khác nữa vào đất nước chúng ta.
Và đêm nay, chúng ta hãy nghĩ về cảm giác đoàn kết ngập tràn ngày 11/9. Tôi biết rằng, có những lần nó đã bị lỏng lẻo. Tuy nhiên, thành tựu hôm nay là một minh chứng cho sự vĩ đại của đất nước chúng ta và quyết tâm của nhân dân Mỹ.
Nguyên cớ bảo vệ đất nước của chúng ta chưa đầy đủ. Nhưng đêm nay, chúng ta một lần nữa nhắc nhở nhau rằng Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì khi đã quyết tâm. Đó là câu chuyện về lịch sử của chúng ta, dù là theo đuổi sự thịnh vượng, đấu tranh cho sự bình đẳng công dân, hoặc cam kết đứng lên cho những giá trị của chúng ta ở nước ngoài, hay là hy sinh để tạo một thế giới an toàn hơn.
Hãy nhớ rằng chúng ta có thể thực hiện những điều này không chỉ vì sự giầu có hay quyền lực, mà bởi vì chúng ta là ai: một tổ quốc, dưới sự che chở của Thượng đế, không thể phân ly, với tự do và công lý cho tất cả mọi người.
Xin cảm ơn quý vị. Xin Thượng đế chúc lành cho quý vị. Và xin Thượng đế phù hộ Hoa Kỳ.
Bản tiếng Việt: Tạ Dzu
Nguồn: Vietmenchurch

Đức Giê-hô-va đi trước dân sự, ban ngày ở trong một trụ mây, để dẫn đường đi; ban đêm trong một trụ lửa, để soi sáng cho chúng, hầu cho được đi luôn ngày và đêm” (Xuất ê díp tô ký 13:21)

Khi dân Ysơraên lang thang trong đồng vắng, Đức Chúa Trời đã dẫn dắt họ bằng cách đi trước họ bởi trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm.

Ban ngày, Đức Chúa Trời dùng trụ mây để che phủ dân sự Ngài trong đồng vắng ngăn sự thiêu đốt của ánh nắng mặt trời trên họ. Dân sự được bảo vệ và che mát. Ngày hôm nay, bạn cũng đang ở dưới sự che phủ của Chúa. Ngài không để mặt trời giọi trên bạn (Thi thiên 121:3-8) cũng không để bạn khốn khổ bởi “sức nóng” của ban ngày (Êsai 54:14).

Ban đêm, khi đồng vắng trở nên tối tăm và lạnh lẽo, Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài trụ lửa để soi sáng, cũng như giữ ấm và bảo vệ họ khỏi nguy hiểm. Ngày hôm nay, khi bạn bước đi với Chúa bạn không còn bị sự tối tăm, lạnh lẽo vây bủa bao trùm trong đời sống nữa vì Lời Chúa phán rằng “anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày”. Chúng ta không thuộc về ban đêm, cũng không thuộc về sự mờ tối” (I Têsalônica 5:5). Bạn sẽ không sợ sự kinh khiếp ban đêm, hoặc dịch lệ gây ra trong tối tăm bởi vì Chúa giải cứu bạn khỏi tất cả những điều đó (Thi thiên 91: 5-6).

Giống như con cái Ysơraên, chỉ cần nhìn lên, tập chú vào trụ mây và trụ lửa, ngày hôm nay điều bạn cần làm là ngước lên và tập chú vào Chúa Giê Xu. Khi cần Ngài hướng dẫn trong một tình huống nào đó, hãy nhìn lên Chúa Giê Xu là Đấng có Lời của sự sống (Giăng 6:68). Khi bạn thấy triệu chứng của bệnh tật trên cơ thể, hãy nhìn lên Chúa Giê Xu Đấng đã mang lấy mọi bệnh tật và đau đớn trên thân thể Ngài (Mathiơ 8:17).

Trong đồng vắng khi dân Ysơraên bị rắn cắn, Đức Chúa Trời bảo Môi se làm một con rắn bằng đồng treo nó lên cây sào – hình ảnh của Đấng Christ đã bị đoán phạt tại thập tự giá (Giăng 3:14). Những ai nhìn lên con rắn bằng đồng thay vì nhìn vào vết thương của họ đều được chữa lành (Dân số ký 21:9). Người nào nhìn lên Chúa Giê Xu thì sẽ sống!

Bạn thân mến, hãy nhìn lên Chúa Giê Xu. Ngài là sự bao phủ, bảo vệ và giải cứu của bạn!
NCC

Xin giới thiệu 2 gói phần mềm đọc Kinh Thánh (Java) rất tiện lợi, chỉ cần có chiếc điện thoại có (Java) thì bạn có thể sở hữu 2 bản Kinh Thánh tiếng Việt và Tiếng Anh.
Ứng Dụng:
1. Dò địa chỉ Kinh Thánh Nhanh.
2. Có mục tìm kiếm như Việt Bible.
3. Gửi trực tiếp câu Kinh Thánh cho bạn bè qua (SMS)
*** Nhanh tay download để sở hữu.


Bạn có thể nghe thấy rất nhiều sự thật về thực phẩm, nhưng 10 bí mật dưới đây sẽ khiến cho bạn không ít ngạc nhiên!
1. Táo - Một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cân! Táo rất giàu pectin, một chất xơ hòa tan. Pectin làm giảm sự phân tán của các loại đường và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn!
2. Bắp ngô - Ngô là loại thực phẩm rất giiàu biotin. Loại bắp có hạt này có tác dụng kích thích việc sản xuất keratin - một thành phần chính trong sợi tóc, giúp tóc bạn khỏe hơn và bóng hơn.
3. Dưa hấu - Dưa hấu chứa nhiều năng lượng và hơn hẳn các loại quả khác. Bởi trong dưa hấu có nhiều vitamin B6, được coi là một loại năng lượng tự nhiên.
4. Mận - Tác dụng của loại quả này là làm ổn định các tĩnh mạch và mạch. Trong quả mận chứa thrombin giúp đông máu.
5. Bông cải xanh - Bạn sẽ thấy tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú của loại thực phẩm màu xanh lá cây này! Bông cải xanh có chứa một chất hóa học tự nhiên gọi là indole-3-carbinol, có khả năng tiêu diệt các tế bào tiền ung thư!
6. Quế - Quế được coi là một loại gia vị tốt cho cơ thể vì nó làm giảm lượng đường trong máu của bạn ở mức vừa phải.
7. Trái bơ - Trái bơ được coi là loại quả có nhiều "chất béo lành mạnh". Ngoài ra, loại quả này còn có nhiều Omega-9 (cũng là một dạng chất béo lành mạnh) có thể giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn.
8. Hẹ - Dùng hẹ để chế biến các món ăn hoặc ăn sống có thể giúp bạn hạ huyết áp. Trong cây hẹ có polysulfides được biết đến như là một tác nhân làm thư giãn các động mạch và cho phép máu lưu thông thông suốt.
9. Thịt bò - Những cơn đau nửa đầu có thể biến mất nhờ thịt bò! Thịt bò chứa rất nhiều các niacin được chứng minh là làm giảm đau đớn từ chứng đau nửa đầu.
10. Cây oregano - Loại cây này có họ với cây kinh giới, vừa được coi là rau lại vừa được coi là một loại thảo mộc có thể ăn bổ sung trong các bữa ăn. Trong cây oregano có một hợp chất kháng khuẩn tự nhiên gọi là estragole, do đó, oreganovừa có tác dụng giảm nhiễm trùng do vi khuẩn lại có tác dụng phòng ngừa vi khuẩn.


Kinh Thánh tuyên bố một cách rất rõ ràng rằng chúng ta cai trị trong sự sống qua Chúa Giê-xu Christ chỉ bởi việc nhận lấy 2 điều từ Ngài là : Ân sủng dồi dào và Món quà của sự công chính. Cách của Đức Chúa Trời thì trái ngược với cách của con người. Con người thì nghĩ rằng để Chúa ban phước thì họ cần phải làm cái gì đó xứng đáng, và Chúa sẽ ban ân huệ và phước hạnh của Ngài tương xứng với những gì mà họ đã nỗ lực, cố gắng. Con người nghĩ rằng Đức Chúa Trời ban phước dựa trên công đức và những việc tốt mà họ làm.
    Tuy nhiên, đây không phải là cách của Đức Chúa Trời. Cách của Ngài không phải là giành được mà chỉ là đón nhận lấy. Ngài đã hứa rằng khi chúng ta đón nhận lấy ân sủng dồi dào và món quà của sự công chính thì chúng ta sẽ cai trị trong sự sống. Ngài không nói rằng khi chúng ta giành lấy ân sủng và sự công bình riêng của chúng ta thì chúng ta sẽ cai trị trong sự sống. Nhưng vì một vài lý do nào đó mà nhiều Cơ-đốc-nhân vẫn tiếp tục sống dựa trên một hệ thống của sựgiành lấy!
    Mục sư Prince ơi, nếu thật sự là dễ dàng như vậy thì tại sao không có nhiều Cơ-đốc-nhân cai trị trong sự sống?”
    Tôi rất vui nếu bạn đặt một câu hỏi như vậy. Khi trả lời, hãy để tôi được đưa ra một câu hỏi của tôi nhé: Bạn có thật sự nhận ra rằng nhiều người tin rằng một người cần phải thật nỗ lực để giành lấy sự thành công trong cuộc sống không? Đối với hệ thống của thế gian này thì sự thành công được xây dựng trên 2 nền tảng là nỗ lực cá nhân và sự siêng năng, cần cù. Luôn phải có một vài “luật lệ” để bạn phải vâng theo, và kèm với vài “phương pháp và kỹ năng” để bạn phải giữ và thực tập trước khi có thể đạt được bất cứ một kết quả nào. Hầu hết, các kết quả mà bạn đạt được sẽ bắt đầu giảm dần cho đến lúc bạn ngưng thực hành theo các phương pháp và các bước đã được quy định sẵn.
    Chúng ta đã nói về việc tập chú trên việc giành lấy, trên việc làm và trên việc cậy vào những nỗ lực của bản thân. Chúng ta thường nỗ lực “làm, làm, làm” nhưng quên mất rằng Cơ-đốc-giáo lại là “xong, xong, xong”. Thế gian này thì bảo rằng bạn càng làm bao nhiêu, bạn càng cật lực trong công việc bao nhiêu, và bạn càng đầu tư nhiều thời gian vào bao nhiêu thì bạn sẽ càng giành lấy được nhiều sự thành công bấy nhiêu. Cách của thế gian này là thúc giục bạn phải làm việc cật lực hơn đến nỗi quên cả đến Hội Thánh trong ngày Chủ Nhật, không còn thời gian cho vợ, chồng, con cái và để mất nhiều thời giờ nơi công sở suốt cả đêm, những ngày cuối tuần và cả những ngày nghỉ lễ. Tôi chắc rằng bạn đã từng nghe rằng bạn cần phải “trả giá” để sau mọi sự đó bạn “không còn gian khổ” nữa, đúng không?
    Những gì mà các tín hữu làm ngày hôm nay, đó là họ đã đem hệ thống của thế gian áp dụng vào trong đời sống Cơ-đốc của họ. Thay vì lệ thuộc vào nguồn ân sủng của Đức Chúa Trời để ân huệ và phước hạnh của Ngài tuôn chảy, họ lại dựa trên nỗ lực của cá nhân cố gắng để có thể xứng đáng nhận được ân huệ và phước hạnh của Đức Chúa Trời. Vâng, cách của Đức Chúa Trời không phải là Ngài ban phước cho chúng ta dựa trên công trạng, việc làm của mình. Bạn không thể nào nhận lấy phước hạnh của Chúa bằng việc làm của mình. Phước hạnh của Đức Chúa Trời đặt trên nền tảng là ân sủng trọn vẹn, toàn hảo của Ngài. Phước hạnh của Chúa tuôn tràn trên đời sống bạn để bạn không còn phải làm gì đó mới được xứng đáng, không phải là bởi cố gắng, nỗ lực hay bởi công trạng, việc làm nữa. Không có bất cứ điều gì mà bạn có thể làm để xứng đáng được hưởng phước hạnh của Chúa. Tất cả chúng ta đều phải dựa trên việc nhận lấy Chúa Giê-xu,công việc hoàn tất của Ngài, ân sủng dồi dào  món quà của sự công chính.
    Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải dừng lại việc cố gắng để giành lấy mà hãy bắt đầu đón nhận lấy ân huệ, phước hạnh, sự chữa lành mà Chúa Giê-xu đã hoàn tất tại thập tự giá. Khi Ngài bị treo trên thập giá cách đây khoảng 2000 năm, Chúa đã kêu lớn tiếng rằng : “Mọi sự đã được trọn!”3. Mọi thứ mà bạn và tôi cần có để cai trị trong sự sống đều đã được hoàn thành ngay tại thập tự giá vì cớ lợi ích của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi những gì mà Chúa Giê-xu đã làm trên thập tự là “công việc hoàn tất” của Ngài! Chúa đã hoàn thành tất cả. Ngài đã thực hiện cách hoàn hảo. Mọi sự đã XONG rồi! Chỉ có một thứ duy nhất về việc làm, đó chính là công việc đã hoàn tất! Đừng tiếp tục làm những gì đã được HOÀN TẤT. Đừng làm nữa và hãy bắt đầu đón nhận lấy những gì mà 
Chúa Giê-xu đã HOÀN TẤT!
Công Việc Đã Được Hoàn Tất, Ngồi Xuống
    Tôi có một mối thông công thường xuyên với một người bạn thân là Brian Houston và anh ấy đã chia sẻ với tôi về sự khó chịu của anh khi hát những bài hát thờ phượng có tính chất cố gắng cầu xin về những gì mà Chúa Giê-xu đã hoàn tất tại thập tự giá. Tôi hoàn toàn đồng ý với Brian và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Brian là một người hiểu được những gì mà ông đang nói đến, khi ông nói về những bài ca dùng để thờ phượng Chúa. Brian là Mục sư quản nhiệm của Hội thánh Hillsong và Đức Chúa Trời đã thật sự xức dầu cho Hội thánh của ông để viết ra những bài hát thờ phượng ngợi khen thật tuyệt vời, đã ảnh hưởng, đụng chạm cả một thế hệ mới của những người thờ phượng trong những ngày cuối cùng này. Thật sự, một số bài hát thờ phượng yêu thích của tôi là những bài hát từ Hội thánh Hillsong. Trong những giây phút yên tĩnh của tôi trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời, như là lời cảm tạ Ngài về sự trả giá trọn gói trên thập tự cho tất cả mọi tội lỗi, bịnh tật, nghèo đói của tôi, trái tim tôi tràn đầy sự biết ơn và tôi cất tiếng ca ngợi Ngài:
Ngài thật vĩ đại thay, đời đời
Tuyệt vời, vinh hiển
Giê-xu
Không một ai có thể sánh với Ngài
Giê-xu4
    Ôi! Tôi thật yêu mến biết bao khi Đức Chúa Trời đáp ứng tôi bằng cách làm đầy trong những suy tư của tôi với sự hiện diện thực hữu của Ngài và tấm lòng tôi bắt đầu bùng cháy trong sự hiện diện của Đấng tôi yêu! Tôi đã nhắc nhở với Hội thánh tôi rằng chúng ta không luôn luôn có thể cảm nhận được sự hiện diện thực hữu của Chúa(bằng mắt thấy)chú thích của dịch giả vì đó không phải là những gì mà chúng ta sống bởi trong ngày hôm nay.(chúng ta sống bởi đức tin). Nhưng khi nào mà bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện thực hữu của Chúa – đặc biệt là trong suốt thời gian thờ phượng cách sâu lắng, riêng tư – hãy vui thỏa Ngài, thưởng thức tình yêu của Chúa và hãy để cho Ngài được ôm bạn trong vòng tay âu yếm! Hãy thích thú khoảng thời gian mà bạn ở trong sự hiện diện của Chúa khi mà Ngài làm tươi mới, phục hồi và chữa lành bạn. Bạn không phải đợi đến Chúa Nhật mới thờ phượng Chúa. Bạn cũng không cần phải có một ban nhạc thật đầy đủ, tiện nghi và một người hướng dẫn thờ phượng để thờ phượng Đấng Cứu Chuộc của bạn. Phải, dù bạn đang ở đâu, không cần bất cứ nhạc cụ nào, bạn cũng có thể dùng đôi tay, tiếng hát, hay tấm lòng đầy xúc cảm của bạn để thờ phượng Ngài và dâng lên Chúa lời cảm tạ về công việc hoàn tất của Ngài cùng ân sủng lớn lao của Chúa trong đời sống bạn.
    Ha-lê-lu-gia! Chúa thật tuyệt vời!
    Tôi yêu thích những bài hát thờ phượng ca ngợi sự trọn vẹn, toàn hảo của Chúa Giê-xu và về công tác hoàn tất của Ngài. Trong Hội thánh tôi, tôi đã ủy thác cho những người soạn nhạc phải đảm bảo rằng những bài hát mà chúng tôi sử dụng trong Hội thánh trong các buổi thờ phượng phải là những lời chứng về công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu. Chẳng hạn, trong giao ước mới chúng ta không cần phải nài xin Chúa trong những bài hát về sự tha thứ nữa bởi vì Ngàiđã tha thứ cho chúng ta rồi!5Tôi muốn bạn hãy nói lớn lời này với tôi:
“Tôi đã được tha thứ”
Huyết của Chúa Giê-xu đã tẩy sạch chúng ta một lần và cho tất cả!
Lời của Đức Chúa Trời công bố điều này về công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu trên thập tự giá:
Hê-bơ-rơ 10:12-14
12 “Bên kia, một Đấng dâng chỉ một sinh tế chuộc tội cho đến đời đời, rồi ngự trị bên phải Đức Chúa Trời. 13 Từ đó, Ngài chờ đợi cho đến khi các kẻ thù nghịch bị làm bệ dưới chân Ngài. 14 Vì dâng một tế lễ duy nhất, Ngài làm hoàn hảo vĩnh viễn những người được thánh hóa.” (BDM)
    Chúa đã hoàn tất công tác của mình tại thập tự giá qua việc dâng thân thể mình như là một của tế lễ ĐỜI ĐỜI và khi bạn tiếp nhận Chúa Giê-xu vào trong đời sống của mình, bạn đã trở nên HOÀN HẢO ĐỜI ĐỜI! Và đời đời là bao lâu? Tôi đã kiểm tra từ nguyên gốc trong tiếng Hy-lạp từ “đời đời” trong câu này và bạn biết không? “Đời đời” có nghĩa là đời đời! Bạn được hoàn hảo đời đời bởi sự tẩy sạch của huyết Chúa Giê-xu, không phải bởi huyết của con sinh tế – là thứ huyết không bao giờ xóa đi tội lỗi được!
    Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy rằng có rất nhiều tín hữu ngày nay không tin rằng họ đã được hoàn hảo đời đời bởi công tác hoàn tất trên thập tự giá của Chúa Giê-xu Christ. Họ vẫn còn tiếp tục cậy vào nỗ lực riêng để đánh giá chính họ. Có lẽ chính bạn cũng có thể kinh ngạc rằng: “Làm thế nào mà tôi có thể thật sự đảm bảo rằng tất cả mọi tội lỗi của tôi đều đã được tha thứ?” Đó là câu hỏi tốt! Bạn nên nhớ rằng Chúa Giê-xu sau khi Ngài dâng hiến chính mạng sống mình như là một của tế lễ và trả giá cho tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, Ngài đã “ngồi xuống”!
    Ngài đã ngồi xuống bên tay hữu Đức Chúa Trời. Bạn có nhận thấy rằng trong giao ước cũ, “mọi thầy tế lễ phải đứng hầu việc mỗi ngàyvà dâng lặp đi lặp lại cùng một của tế lễ, là của lễ không bao giờ xóa đi tội lỗi được”?6 Nhưng Kinh Thánh đã tiếp tục nói rằng Chúa Giê-xu, sau khi “dâng chỉ một sinh tế chuộc tội cho đến đời đời, rồi ngự trị” (trong tiếng Anh là ngồi xuống).
    Chúa Giê-xu ngồi xuống để minh chứng cho chúng ta biết rằng công việc đã thật sự hoàn tất. Dưới giao ước cũ, thầy tế lễ là người phục vụ nơi hòm giao ước của Môi-se không bao giờ ngồi xuống, nhưng “đứng hầu việc hằng ngày” bởi vì công tác của họ không bao giờ hoàn tất được. Huyết của bò đực và dê đực “không bao giờ cất tội lỗi đi” được. Thực tế, bạn có để ý rằng trong nơi thánh của hòm giao ước thời Môi-se, có bất cứ một dụng cụ hay đồ vật nào được chuẩn bị để cho thấy tế lễ có thể ngồi xuống không? Bạn sẽ không tìm thấy bất cứ một cái ghế nào trong nơi thánh. Bạn sẽ tìm thấy lư hương, cây đèn và cả một cái bàn bánh trần thiết. Nhưng thật thú vị, ở đó chẳng hề có cái ghế nào. Đó là bởi công tác của những thầy tế lễkhông bao giờ là hoàn tất cả. Chỉ có duy nhất công tác của Chúa Giê-xu là công tác đã hoàn tất. Và không chỉ Chúa đã ngồi bên hữu Đức Chúa Trời không thôi, mà Ngài còn làm cho chúng ta được ĐỒNG NGỒI VỚI NGÀI nữa!
Ê-phê-sô 2:4-6
    4 “Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, 5 nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ – ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu – 6 và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.”
    Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên: “Chẳng lẽ mọi việc kinh doanh cũng đều phải “chờ đợi” và “ngồi xuống” hay sao? Rất tốt, bạn ơi! “Ngồi xuống” trong Kinh Thánh là một bức tranh của những người đã tin và an nghỉ nơi công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu. Ngài đã hoàn thành tất cả mọi công việc thuộc về trách nhiệm của bạn tại nơi thập tự giá và bây giờ Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Khi nói mọi công việc của bạn đã được hoàn tất thì điều đó có nghĩa rằng bạn không cần phải dựa vào nỗ lực, cố gắng của bản thân để tìm kiếm hay xứng đáng để nhận phước hạnh từ Đức Chúa Trời trong đời sống của mình nữa. Bạn có thể đồng ngồi với Chúa Giê-xu ở bên hữu Cha Thiên Thượng.
    Bạn không cần phải dựa vào nỗ lực, cố gắng của bản thân để tìm kiếm hay xứng đáng để nhận phước hạnh từ Đức Chúa Trời trong đời sống của mình nữa.
    Bây giờ, xin hãy lắng nghe một cách cẩn thận về những gì mà tôi đang nói đây. Tôi không đang tán thành với những người có một lối sống thụ động và biếng nhác. Hiển nhiên, như vậy là bạn cần phải trải qua sự học tập, đọc sách và làm việc một cách siêng năng, nhưng đức tin của bạn không thể đặt trên những điều này. Đức tin của bạn phải được đặt trên những gì mà Chúa Giê-xu đã làm cho bạn. Vì vậy, ví dụ nếu bạn là một sinh viên thì tất cả có nghĩa là: học hết sức. Điểm cao sẽ là vinh hiển của Đức Chúa Trời! Nhưng không tin cậy vào sự khôn ngoan và khả năng riêng của mình để nhận phước hạnh từ Đức Chúa Trời.
    Ân sủng của Đức Chúa Trời không làm bạn trở nên lười biếng và không kết quả. Trái lại, ân sủng khiến cho bạn càng làm việc cách sung mãn, dư dật hơn cho vinh hiển của Đức Chúa Trời.
    Sứ đồ Phao-lô, một giáo sư về lẽ thật  ân sủng của Đức Chúa Trời và về công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu, đã nói rằng “tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác” 7. Trong giao ước mới, cách của Đức Chúa Trời hành động là ban phước cho bạn trước và qua việc nhận biết được phước hạnh của Ngài sẽ giúp cho bạn có sức mạnh để làm việc  một cách tốt nhất. Một ý nghĩa khác, chúng ta không làm để được phước nhưng đúng hơn là chúng ta có quyền năng để làm việc tốt hơn bởi vì chúng ta đã được phước. Bạn có thấy một ý nghĩa hoàn toàn khác ở trong giao ước mới không?
    Nhiều tín hữu ngày hôm nay đã bị thất bại vì cớ họ đang vật lộn, đấu tranh để khiến mình xứng đáng với phước hạnh của Chúa trong công việc của họ. Nỗ lực cá nhân sẽ cướp đi quyền cai trị trong sự sống  bởi ân sủng của Chúa. Bạn không thể nào tạo ra sự cứu rỗi, sự chữa lành hay sự đột phá tài chính cho chính mình bởi nỗ lực của cá nhân. Nếu phép lạ lớn nhất – được cứu khỏi hồ lửa – đến bởi ân sủng qua đức tin chứ không bởi việc làm thì làm sao mà nó lại không xảy ra giống như vậy cho những phép lạ nhỏ hơn chẳng hạn như sự chữa lành, thịnh vượng và phục hồi hôn nhân.

    Bạn của tôi ơi! Chúa Giê-xu đã hoàn tất mọi thứ trên thập tự giá. Phần của chúng ta là tin cậy nơi công tác hoàn hảo của Ngài, mở rộng cánh tay để tiếp nhận ân sủng dư dật, món quà của sự công chính và bắt đầu cai trị trong sự sống qua một Đấng duy nhất là Chúa Giê-xu Christ. Ngày hôm nay, bạn hãy cầu nguyện để bạn có thể ngừng lại việc cố gắng, nỗ lực để tạo ra ân sủng của Đức Chúa Trời và sự công chính. Hãy để Đức Thánh Linh dạy bạn bắt đầu tin cậy vào công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu và bắt đầu nhận lấy bởi ân sủng của Chúa. Đây là cách dễ dàng của Đức Chúa Trời để dẫn đến sự thành công, trọn vẹn và một đời sống đắc thắng! 

(Trích từ  Destined To Reign)

  • Cựu ước là lịch sử của một dân tộc.
  • Tân ước là lịch sử của một Người.
    Dân tộc ấy đã được Ðức Chúa Trời tạo lập và trưởng dưỡng để đưa Người ấy vào thế giới.
Chính Ðức Chúa Trời đã trở nên một Người để ban cho loài người một ý niệm cụ thể, dứt khoát và hiển nhiên rằng khi chúng ta suy nghĩ về Ðức Chúa Trời, thì phải suy nghĩ về một Thân vị (Personne) thể nào. Ðức Chúa Trời giống như Ðức Chúa Jêsus. Ðức Chúa Jêsus là chính Ðức Chúa Trời hiện thân bằng hình người.
    Sự Ngài hiện ra trên địa cầu là biến cố quan trọng nhất của lịch sử. Cựu ước dựng sân khấu cho sự hiện ra. Còn Tân ước thì mô tả sự hiện ra đó.
    Là một Người, Ðức Chúa Jêsus đã sống cuộc đời đẹp đẽ, kỳ diệu hơn hết mà ta từng biết. Ngài là Người nhân ái hiền từ, nhu mì kiên nhẫn và có thiện cảm hơn hết từng sống ở trên đời. Ngài yêu thương người ta. Ngài chẳng ưa thấy họ bị hoạn nạn. Ngài thích tha thứ. Ngài thích cứu giúp. Ngài làm phép lạ để nuôi kẻ đói. Ðể cứu giúp kẻ đau khổ, hính Ngài đã quên cả ăn. Những đám đông mòn mỏi, tật bệnh và đau lòng đã đến cùng Ngài, được chữa lành và được cứu giúp. Có lời chép về Ngài, chớ không về một người nào khác, rằng: Nếu chép hết mọi việc từ thiện của Ngài, thì “cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép” (Giăng 21:25). Ðức Chúa Jêsus là Người như vậy, và Ðức Chúa Trời là Thân vị như vậy.
    Rồi Ngài chịu chết trên thập tự giá để “cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29) và trở nên Cứu Chúa của loài người.
    Rồi Ngài từ kẻ chết sống lại, và bây giờ Ngài đang sống, chẳng phải chỉ là một vai trò trong lịch sử, nhưng là một Thân vị Hằng Sống, là Thực sự quan trọng nhất trong lịch sử, và là Lực lượng sanh động nhất của thế giới ngày nay.
    Cả Kinh Thánh được xây dựng chung quanh lịch sử tuyệt mỹ của Ðấng Christ cùng lời Ngài hứa ban Sự Sống Ðời Ðời cho những kẻ tin nhận Ngài. Kinh Thánh chép ra chỉ cốt để giúp người ta tin, hiểu, biết, yêu và theo Ðấng Christ.
Ðấng Christ là Trọng tâm và Trái Tim của Kinh Thánh, của lịch sử và cũng của đời sống chúng ta nữa. Số phận đời đời của chúng ta ở trong tay Ngài. Chúng ta tiếp nhận hoặc chối bỏ Ngài, thì sẽ quyết định cho mỗi người chúng ta được vinh hiển đời đời hoặc bị tàn hại đời đời, được lên thiên đàng hoặc phải xuống hỏa ngục.
    Sự quyết định quan trọng nhất mà mỗi người buộc phải có, ấy là trong lòng mình phải có lúc quyết định một lần đủ cả thái độ của mình đối với Ðấng Christ. Mọi sự tùy thuộc thái độ ấy.
Làm tín đồ Ðấng Christ là một điều vinh hiển. Ðó là đặc quyền tối cao của loài người. Quả thật, tiếp nhận Ðấng Christ làm Cứu Chúa, làm Chúa, làm Chủ, và thành tâm, tận tụy, cố gắng đi theo Ðường Sự Sống mà Ngài đã dạy, đó là cách sống hợp lý và mỹ mãn hơn hết. Làm vậy thì được bình an, yên trí, thỏa lòng, được tha thứ, hạnh phước, được hi vọng, được sự sống ngay bây giờ, trong đời nầy, sự sống dư dật, Sự Sống Chẳng Hề Hết.
Tại sao lại có người đui mù và câm điếc đến nỗi cứ trải qua đời nầy và đối mặt với Sự Chết, mà chẳng có hi vọng trong Ðấng Christ? Ngoài Ðấng Christ ra, há có gì, há có thể có gì trong đời nầy hoặc trong đời sau, làm cho cuộc đời đáng sống? Hết thảy chúng ta phải chết. Tại sao toan cười để đuổi sự chết đi? Mỗi người đáng phải giang tay hoan nghinh Ðấng Christ và kể sự được mang Danh Ngài là đặc quyền đáng kiêu hãnh nhứt của đời mình.
Sưu tầm net


Chào bạn,
Bạn sẽ hiểu tại sao đó là kỳ tích khi biết rằng cậu bé Adam đã từ thứ hạng 156 /160 học sinh ở một trường tệ nhất Singapore, vươn lên trở thành học sinh giỏi nhất lớp, giỏi nhất trường, rồi tiếp tục thi đậu vào các trường tuyển và cuối cùng trở thành một diễn giả tài năng, một doanh nhân thành đạt và một triệu phú thành công vào năm 26 tuổi.
Việc gì cũng có bí quyết riêng của nó! Vậy bạn có đang tự hỏi mình rằng…
  • Đâu là bí quyết để vươn lên?
  • Đâu là bí quyết của các học sinh giỏi toàn diện?
  • Đâu là bí quyết để phát huy tối đa tài năng tiềm ẩn bên trong bạn?
"Làm thế nào tận dụng tiềm năng não bộ của bạn để thành công tột đỉnh trong học tập và cuộc sống? Cho dù bạn là ai, đang ở đâu, đang học trường nào, đang hướng tới bất kỳ mục tiêu gì trong học tập và cuộc sống, tôi xin chắc chắn với bạn một điều rằng, bạn sẽ tìm được câu trả lời trong quyển sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! – quyển sách chứa đựng những bí quyết đã giúp tác giả Adam Khoo lập nên kỳ tích."
 
Hãy dành cho bản thân bạn chỉ một ngày để đọc quyển sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! và khám phá các phương pháp học siêu đẳng – bí quyết mà Adam và hàng ngàn học sinh trên toàn thế giới áp dụng để thành công vượt bậc!
Bạn cũng sẽ thành công khi bạn biết cách:
  • Tăng cường sự tự tin và làm chủ cuộc sống.
  • Áp dụng các công cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy (Mind Mapping®).
  • Phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện, con số một cách dễ dàng.
  • Thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu.
  • Phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn bên trong bạn để đạt những thành tích cao nhất có thể.
  • Áp dụng các phương pháp thi cử hiệu quả để “chiến đấu” và “chiến thắng” trong các kỳ thi quan trọng.
Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! trở thành một trong những quyển sách bán chạy nhất toàn quốc chỉ sau hai tháng phát hành và hiện đã được bán trên 40.000 bản.
Và như lời nhiều độc giả viết thư cho chúng tôi, quyển sách là một hiện tượng trong giới trẻ .
Trăm nghe không bằng một thấy!
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu “sự thật” qua những lời chia sẻ từ các độc giả của quyển sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế
---------------------------------------------------------------

Mục lục:
Lời mở đầu của Tony Buzan và Ernest Wong
Phần 1: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!
Chương 1: Từ đần độn trở thành thiên tài
Chương 2: Quá trình học tập hiệu quả
Chương 3: Bạn đã sẵn sàng để thành công chưa?
Chương 4: Tôi tin tôi có thể bay cao… và tôi làm được
Phần 3: Những phương pháp học siêu đẳng
Chương 5: Bạn sở hữu bộ não của một thiên tài
Chương 6: Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin
Chương 7: Sơ đồ tư duy: Công cụ ghi chú tối ưu
Chương 8: Trí nhờ siêu đẳng dành cho từ
Chương 9: Trí nhớ siêu đẳng dành cho số
Chương 10: Mô hình trí nhớ
Chương 11: Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành
Phần 3: Động lực cá nhân của bạn
Chương 12: Dám mơ ước: Sức mạnh của mục tiêu
Chương 13: Động lực mạnh mẽ – vượt qua sự lười biếng
Chương 14: Công thức để đạt điểm tuyệt đối
Chương 15: Thời gian là tiền bạc
Chương 16: Tạo quyết tâm mạnh mẽ tức thì
Phần 4: Phương pháp thi cử
Chương 17: Tăng tốc về đích
Chương 18: Chiến thắng và vinh quang.


…………


Để đọc được ebook, bạn phải dùng phần mềm Adobe Reader 9 trở lên (mình đã thử đọc bằng Foxit Reader nhưng không thành công), tải Adobe Reader 9 tại: