Nhận Lấy khác với Giành Lấy


Kinh Thánh tuyên bố một cách rất rõ ràng rằng chúng ta cai trị trong sự sống qua Chúa Giê-xu Christ chỉ bởi việc nhận lấy 2 điều từ Ngài là : Ân sủng dồi dào và Món quà của sự công chính. Cách của Đức Chúa Trời thì trái ngược với cách của con người. Con người thì nghĩ rằng để Chúa ban phước thì họ cần phải làm cái gì đó xứng đáng, và Chúa sẽ ban ân huệ và phước hạnh của Ngài tương xứng với những gì mà họ đã nỗ lực, cố gắng. Con người nghĩ rằng Đức Chúa Trời ban phước dựa trên công đức và những việc tốt mà họ làm.
    Tuy nhiên, đây không phải là cách của Đức Chúa Trời. Cách của Ngài không phải là giành được mà chỉ là đón nhận lấy. Ngài đã hứa rằng khi chúng ta đón nhận lấy ân sủng dồi dào và món quà của sự công chính thì chúng ta sẽ cai trị trong sự sống. Ngài không nói rằng khi chúng ta giành lấy ân sủng và sự công bình riêng của chúng ta thì chúng ta sẽ cai trị trong sự sống. Nhưng vì một vài lý do nào đó mà nhiều Cơ-đốc-nhân vẫn tiếp tục sống dựa trên một hệ thống của sựgiành lấy!
    Mục sư Prince ơi, nếu thật sự là dễ dàng như vậy thì tại sao không có nhiều Cơ-đốc-nhân cai trị trong sự sống?”
    Tôi rất vui nếu bạn đặt một câu hỏi như vậy. Khi trả lời, hãy để tôi được đưa ra một câu hỏi của tôi nhé: Bạn có thật sự nhận ra rằng nhiều người tin rằng một người cần phải thật nỗ lực để giành lấy sự thành công trong cuộc sống không? Đối với hệ thống của thế gian này thì sự thành công được xây dựng trên 2 nền tảng là nỗ lực cá nhân và sự siêng năng, cần cù. Luôn phải có một vài “luật lệ” để bạn phải vâng theo, và kèm với vài “phương pháp và kỹ năng” để bạn phải giữ và thực tập trước khi có thể đạt được bất cứ một kết quả nào. Hầu hết, các kết quả mà bạn đạt được sẽ bắt đầu giảm dần cho đến lúc bạn ngưng thực hành theo các phương pháp và các bước đã được quy định sẵn.
    Chúng ta đã nói về việc tập chú trên việc giành lấy, trên việc làm và trên việc cậy vào những nỗ lực của bản thân. Chúng ta thường nỗ lực “làm, làm, làm” nhưng quên mất rằng Cơ-đốc-giáo lại là “xong, xong, xong”. Thế gian này thì bảo rằng bạn càng làm bao nhiêu, bạn càng cật lực trong công việc bao nhiêu, và bạn càng đầu tư nhiều thời gian vào bao nhiêu thì bạn sẽ càng giành lấy được nhiều sự thành công bấy nhiêu. Cách của thế gian này là thúc giục bạn phải làm việc cật lực hơn đến nỗi quên cả đến Hội Thánh trong ngày Chủ Nhật, không còn thời gian cho vợ, chồng, con cái và để mất nhiều thời giờ nơi công sở suốt cả đêm, những ngày cuối tuần và cả những ngày nghỉ lễ. Tôi chắc rằng bạn đã từng nghe rằng bạn cần phải “trả giá” để sau mọi sự đó bạn “không còn gian khổ” nữa, đúng không?
    Những gì mà các tín hữu làm ngày hôm nay, đó là họ đã đem hệ thống của thế gian áp dụng vào trong đời sống Cơ-đốc của họ. Thay vì lệ thuộc vào nguồn ân sủng của Đức Chúa Trời để ân huệ và phước hạnh của Ngài tuôn chảy, họ lại dựa trên nỗ lực của cá nhân cố gắng để có thể xứng đáng nhận được ân huệ và phước hạnh của Đức Chúa Trời. Vâng, cách của Đức Chúa Trời không phải là Ngài ban phước cho chúng ta dựa trên công trạng, việc làm của mình. Bạn không thể nào nhận lấy phước hạnh của Chúa bằng việc làm của mình. Phước hạnh của Đức Chúa Trời đặt trên nền tảng là ân sủng trọn vẹn, toàn hảo của Ngài. Phước hạnh của Chúa tuôn tràn trên đời sống bạn để bạn không còn phải làm gì đó mới được xứng đáng, không phải là bởi cố gắng, nỗ lực hay bởi công trạng, việc làm nữa. Không có bất cứ điều gì mà bạn có thể làm để xứng đáng được hưởng phước hạnh của Chúa. Tất cả chúng ta đều phải dựa trên việc nhận lấy Chúa Giê-xu,công việc hoàn tất của Ngài, ân sủng dồi dào  món quà của sự công chính.
    Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải dừng lại việc cố gắng để giành lấy mà hãy bắt đầu đón nhận lấy ân huệ, phước hạnh, sự chữa lành mà Chúa Giê-xu đã hoàn tất tại thập tự giá. Khi Ngài bị treo trên thập giá cách đây khoảng 2000 năm, Chúa đã kêu lớn tiếng rằng : “Mọi sự đã được trọn!”3. Mọi thứ mà bạn và tôi cần có để cai trị trong sự sống đều đã được hoàn thành ngay tại thập tự giá vì cớ lợi ích của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi những gì mà Chúa Giê-xu đã làm trên thập tự là “công việc hoàn tất” của Ngài! Chúa đã hoàn thành tất cả. Ngài đã thực hiện cách hoàn hảo. Mọi sự đã XONG rồi! Chỉ có một thứ duy nhất về việc làm, đó chính là công việc đã hoàn tất! Đừng tiếp tục làm những gì đã được HOÀN TẤT. Đừng làm nữa và hãy bắt đầu đón nhận lấy những gì mà 
Chúa Giê-xu đã HOÀN TẤT!
Công Việc Đã Được Hoàn Tất, Ngồi Xuống
    Tôi có một mối thông công thường xuyên với một người bạn thân là Brian Houston và anh ấy đã chia sẻ với tôi về sự khó chịu của anh khi hát những bài hát thờ phượng có tính chất cố gắng cầu xin về những gì mà Chúa Giê-xu đã hoàn tất tại thập tự giá. Tôi hoàn toàn đồng ý với Brian và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Brian là một người hiểu được những gì mà ông đang nói đến, khi ông nói về những bài ca dùng để thờ phượng Chúa. Brian là Mục sư quản nhiệm của Hội thánh Hillsong và Đức Chúa Trời đã thật sự xức dầu cho Hội thánh của ông để viết ra những bài hát thờ phượng ngợi khen thật tuyệt vời, đã ảnh hưởng, đụng chạm cả một thế hệ mới của những người thờ phượng trong những ngày cuối cùng này. Thật sự, một số bài hát thờ phượng yêu thích của tôi là những bài hát từ Hội thánh Hillsong. Trong những giây phút yên tĩnh của tôi trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời, như là lời cảm tạ Ngài về sự trả giá trọn gói trên thập tự cho tất cả mọi tội lỗi, bịnh tật, nghèo đói của tôi, trái tim tôi tràn đầy sự biết ơn và tôi cất tiếng ca ngợi Ngài:
Ngài thật vĩ đại thay, đời đời
Tuyệt vời, vinh hiển
Giê-xu
Không một ai có thể sánh với Ngài
Giê-xu4
    Ôi! Tôi thật yêu mến biết bao khi Đức Chúa Trời đáp ứng tôi bằng cách làm đầy trong những suy tư của tôi với sự hiện diện thực hữu của Ngài và tấm lòng tôi bắt đầu bùng cháy trong sự hiện diện của Đấng tôi yêu! Tôi đã nhắc nhở với Hội thánh tôi rằng chúng ta không luôn luôn có thể cảm nhận được sự hiện diện thực hữu của Chúa(bằng mắt thấy)chú thích của dịch giả vì đó không phải là những gì mà chúng ta sống bởi trong ngày hôm nay.(chúng ta sống bởi đức tin). Nhưng khi nào mà bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện thực hữu của Chúa – đặc biệt là trong suốt thời gian thờ phượng cách sâu lắng, riêng tư – hãy vui thỏa Ngài, thưởng thức tình yêu của Chúa và hãy để cho Ngài được ôm bạn trong vòng tay âu yếm! Hãy thích thú khoảng thời gian mà bạn ở trong sự hiện diện của Chúa khi mà Ngài làm tươi mới, phục hồi và chữa lành bạn. Bạn không phải đợi đến Chúa Nhật mới thờ phượng Chúa. Bạn cũng không cần phải có một ban nhạc thật đầy đủ, tiện nghi và một người hướng dẫn thờ phượng để thờ phượng Đấng Cứu Chuộc của bạn. Phải, dù bạn đang ở đâu, không cần bất cứ nhạc cụ nào, bạn cũng có thể dùng đôi tay, tiếng hát, hay tấm lòng đầy xúc cảm của bạn để thờ phượng Ngài và dâng lên Chúa lời cảm tạ về công việc hoàn tất của Ngài cùng ân sủng lớn lao của Chúa trong đời sống bạn.
    Ha-lê-lu-gia! Chúa thật tuyệt vời!
    Tôi yêu thích những bài hát thờ phượng ca ngợi sự trọn vẹn, toàn hảo của Chúa Giê-xu và về công tác hoàn tất của Ngài. Trong Hội thánh tôi, tôi đã ủy thác cho những người soạn nhạc phải đảm bảo rằng những bài hát mà chúng tôi sử dụng trong Hội thánh trong các buổi thờ phượng phải là những lời chứng về công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu. Chẳng hạn, trong giao ước mới chúng ta không cần phải nài xin Chúa trong những bài hát về sự tha thứ nữa bởi vì Ngàiđã tha thứ cho chúng ta rồi!5Tôi muốn bạn hãy nói lớn lời này với tôi:
“Tôi đã được tha thứ”
Huyết của Chúa Giê-xu đã tẩy sạch chúng ta một lần và cho tất cả!
Lời của Đức Chúa Trời công bố điều này về công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu trên thập tự giá:
Hê-bơ-rơ 10:12-14
12 “Bên kia, một Đấng dâng chỉ một sinh tế chuộc tội cho đến đời đời, rồi ngự trị bên phải Đức Chúa Trời. 13 Từ đó, Ngài chờ đợi cho đến khi các kẻ thù nghịch bị làm bệ dưới chân Ngài. 14 Vì dâng một tế lễ duy nhất, Ngài làm hoàn hảo vĩnh viễn những người được thánh hóa.” (BDM)
    Chúa đã hoàn tất công tác của mình tại thập tự giá qua việc dâng thân thể mình như là một của tế lễ ĐỜI ĐỜI và khi bạn tiếp nhận Chúa Giê-xu vào trong đời sống của mình, bạn đã trở nên HOÀN HẢO ĐỜI ĐỜI! Và đời đời là bao lâu? Tôi đã kiểm tra từ nguyên gốc trong tiếng Hy-lạp từ “đời đời” trong câu này và bạn biết không? “Đời đời” có nghĩa là đời đời! Bạn được hoàn hảo đời đời bởi sự tẩy sạch của huyết Chúa Giê-xu, không phải bởi huyết của con sinh tế – là thứ huyết không bao giờ xóa đi tội lỗi được!
    Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy rằng có rất nhiều tín hữu ngày nay không tin rằng họ đã được hoàn hảo đời đời bởi công tác hoàn tất trên thập tự giá của Chúa Giê-xu Christ. Họ vẫn còn tiếp tục cậy vào nỗ lực riêng để đánh giá chính họ. Có lẽ chính bạn cũng có thể kinh ngạc rằng: “Làm thế nào mà tôi có thể thật sự đảm bảo rằng tất cả mọi tội lỗi của tôi đều đã được tha thứ?” Đó là câu hỏi tốt! Bạn nên nhớ rằng Chúa Giê-xu sau khi Ngài dâng hiến chính mạng sống mình như là một của tế lễ và trả giá cho tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, Ngài đã “ngồi xuống”!
    Ngài đã ngồi xuống bên tay hữu Đức Chúa Trời. Bạn có nhận thấy rằng trong giao ước cũ, “mọi thầy tế lễ phải đứng hầu việc mỗi ngàyvà dâng lặp đi lặp lại cùng một của tế lễ, là của lễ không bao giờ xóa đi tội lỗi được”?6 Nhưng Kinh Thánh đã tiếp tục nói rằng Chúa Giê-xu, sau khi “dâng chỉ một sinh tế chuộc tội cho đến đời đời, rồi ngự trị” (trong tiếng Anh là ngồi xuống).
    Chúa Giê-xu ngồi xuống để minh chứng cho chúng ta biết rằng công việc đã thật sự hoàn tất. Dưới giao ước cũ, thầy tế lễ là người phục vụ nơi hòm giao ước của Môi-se không bao giờ ngồi xuống, nhưng “đứng hầu việc hằng ngày” bởi vì công tác của họ không bao giờ hoàn tất được. Huyết của bò đực và dê đực “không bao giờ cất tội lỗi đi” được. Thực tế, bạn có để ý rằng trong nơi thánh của hòm giao ước thời Môi-se, có bất cứ một dụng cụ hay đồ vật nào được chuẩn bị để cho thấy tế lễ có thể ngồi xuống không? Bạn sẽ không tìm thấy bất cứ một cái ghế nào trong nơi thánh. Bạn sẽ tìm thấy lư hương, cây đèn và cả một cái bàn bánh trần thiết. Nhưng thật thú vị, ở đó chẳng hề có cái ghế nào. Đó là bởi công tác của những thầy tế lễkhông bao giờ là hoàn tất cả. Chỉ có duy nhất công tác của Chúa Giê-xu là công tác đã hoàn tất. Và không chỉ Chúa đã ngồi bên hữu Đức Chúa Trời không thôi, mà Ngài còn làm cho chúng ta được ĐỒNG NGỒI VỚI NGÀI nữa!
Ê-phê-sô 2:4-6
    4 “Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, 5 nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ – ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu – 6 và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.”
    Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên: “Chẳng lẽ mọi việc kinh doanh cũng đều phải “chờ đợi” và “ngồi xuống” hay sao? Rất tốt, bạn ơi! “Ngồi xuống” trong Kinh Thánh là một bức tranh của những người đã tin và an nghỉ nơi công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu. Ngài đã hoàn thành tất cả mọi công việc thuộc về trách nhiệm của bạn tại nơi thập tự giá và bây giờ Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Khi nói mọi công việc của bạn đã được hoàn tất thì điều đó có nghĩa rằng bạn không cần phải dựa vào nỗ lực, cố gắng của bản thân để tìm kiếm hay xứng đáng để nhận phước hạnh từ Đức Chúa Trời trong đời sống của mình nữa. Bạn có thể đồng ngồi với Chúa Giê-xu ở bên hữu Cha Thiên Thượng.
    Bạn không cần phải dựa vào nỗ lực, cố gắng của bản thân để tìm kiếm hay xứng đáng để nhận phước hạnh từ Đức Chúa Trời trong đời sống của mình nữa.
    Bây giờ, xin hãy lắng nghe một cách cẩn thận về những gì mà tôi đang nói đây. Tôi không đang tán thành với những người có một lối sống thụ động và biếng nhác. Hiển nhiên, như vậy là bạn cần phải trải qua sự học tập, đọc sách và làm việc một cách siêng năng, nhưng đức tin của bạn không thể đặt trên những điều này. Đức tin của bạn phải được đặt trên những gì mà Chúa Giê-xu đã làm cho bạn. Vì vậy, ví dụ nếu bạn là một sinh viên thì tất cả có nghĩa là: học hết sức. Điểm cao sẽ là vinh hiển của Đức Chúa Trời! Nhưng không tin cậy vào sự khôn ngoan và khả năng riêng của mình để nhận phước hạnh từ Đức Chúa Trời.
    Ân sủng của Đức Chúa Trời không làm bạn trở nên lười biếng và không kết quả. Trái lại, ân sủng khiến cho bạn càng làm việc cách sung mãn, dư dật hơn cho vinh hiển của Đức Chúa Trời.
    Sứ đồ Phao-lô, một giáo sư về lẽ thật  ân sủng của Đức Chúa Trời và về công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu, đã nói rằng “tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác” 7. Trong giao ước mới, cách của Đức Chúa Trời hành động là ban phước cho bạn trước và qua việc nhận biết được phước hạnh của Ngài sẽ giúp cho bạn có sức mạnh để làm việc  một cách tốt nhất. Một ý nghĩa khác, chúng ta không làm để được phước nhưng đúng hơn là chúng ta có quyền năng để làm việc tốt hơn bởi vì chúng ta đã được phước. Bạn có thấy một ý nghĩa hoàn toàn khác ở trong giao ước mới không?
    Nhiều tín hữu ngày hôm nay đã bị thất bại vì cớ họ đang vật lộn, đấu tranh để khiến mình xứng đáng với phước hạnh của Chúa trong công việc của họ. Nỗ lực cá nhân sẽ cướp đi quyền cai trị trong sự sống  bởi ân sủng của Chúa. Bạn không thể nào tạo ra sự cứu rỗi, sự chữa lành hay sự đột phá tài chính cho chính mình bởi nỗ lực của cá nhân. Nếu phép lạ lớn nhất – được cứu khỏi hồ lửa – đến bởi ân sủng qua đức tin chứ không bởi việc làm thì làm sao mà nó lại không xảy ra giống như vậy cho những phép lạ nhỏ hơn chẳng hạn như sự chữa lành, thịnh vượng và phục hồi hôn nhân.

    Bạn của tôi ơi! Chúa Giê-xu đã hoàn tất mọi thứ trên thập tự giá. Phần của chúng ta là tin cậy nơi công tác hoàn hảo của Ngài, mở rộng cánh tay để tiếp nhận ân sủng dư dật, món quà của sự công chính và bắt đầu cai trị trong sự sống qua một Đấng duy nhất là Chúa Giê-xu Christ. Ngày hôm nay, bạn hãy cầu nguyện để bạn có thể ngừng lại việc cố gắng, nỗ lực để tạo ra ân sủng của Đức Chúa Trời và sự công chính. Hãy để Đức Thánh Linh dạy bạn bắt đầu tin cậy vào công tác hoàn tất của Chúa Giê-xu và bắt đầu nhận lấy bởi ân sủng của Chúa. Đây là cách dễ dàng của Đức Chúa Trời để dẫn đến sự thành công, trọn vẹn và một đời sống đắc thắng! 

(Trích từ  Destined To Reign)

Leave a Reply