Bài Học Từ Khủng Bố 9/11

Lịch sử sẽ vô ích nếu không rút ra được bài học. Đau khổ sẽ tiêu cực nếu không biến được thành hành động. Bài học bỗ ích và tích cực ấy có thể thấy qua việc nhân dân và chánh quyền Mỹ đã biến đau thương thành hành động đoàn kết, thống nhứt ngay trong một quốc gia đa văn hoá, đa sắc tộc chính Hiến Pháp cũng  nói rõ ràng với danh xưng của nước là Hiệp Chũng Quốc Hoa kỳ.


New York Ground Zero

Trước nhứt Cựu Tổng Thống Bush và Đệ nhứt Phu nhân Laura Bush thuộc Đảng Cộng Hoà đứng bên cạnh TT Obama và Đệ nhứt Phu nhân Michelle Obama thuộc Đảng Dân Chủ trước đài tưởng niệm Ground Zero , trong kỳ tưởng niệm thứ 10 cuộc khủng bố 911. Thật là cảm động, thật là long trọng trong lần đầu tiên này, từ khi TT Bush mãn nhiệm kỳ bàn giao cho TT Obama. Khi Toán Người Nháí hạ được trùm khủng bố Bin Laden, TT Obama có đến đây tưởng niệm những người đã bị khủng bố sát hại. Ông có mời Cựu TT Bush cùng đến nhưng TT Bush từ chối. Vì khác với Cựu TT Clinton thường xuất hiện trước công chúng và truyền hình, Cựu TT Bush không muốn xen vào việc làm của vị tổng thống đương nhiệm. Nhưng trong lễ tưởng niệm cuộc khủng bố 911 thứ mưới này, lần dầu hai vị TT- TT Bush người ra lịnh đem Bin Laden ra trước công lý sống hay chết và TT Obama kế nhiệm ra lịnh quân đội dột kích đèm xác Bin Laden đi chốn ở  địa điểm-không để lại dấu tích-  dứng bên nhau cùng tưởng niệm những người vô tội bị khủng bố sát hại một cách oan uổng.

Càng cảm động và đoàn kết hơn khi Bà  Michele Obama ôm choàng Bà Laura Bush khi khóc nức nở trước hồn thiêng những người bị khủng bố tàn sát,  ngay tại hiện trường.


 9.11 National Memorial Pool

Kế đến là ý định hy sinh để cứu thủ đô Mỹ của hai phi công F16. Hai phi công, một nữ trung úy và một nam đại tá, nhận lịnh phải cất cánh hoả tốc, máy bay không gắn kịp hoả tiển. Hai người dự định dùng máy bay của mình như hoả tiễn để phóng vào diệt chiếc máy bay mà không tặc dùng tấn công vào thủ đô nước Mỹ.

Theo cuộc phỏng vấn truyền hình của C- Span, nữ phi công đó lúc bấy giờ là Tr/ úy  Heather Penney, thuộc binh đoàn phòng vệ Quốc gia của Washington DC.

Hai phi công này biết mình không có vũ khí cần thiết để hạ máy bay nên quyết định dùng máy bay của mình làm hỏa tiễn. Hai người đồng ý máy bay của đại tá đâm vào buồng lái và máy bay của trung úy đâm vào đuôi máy bay nào không nghe lịnh tránh xa thủ dô Mỹ. Mục đích đâm vào đầu và đuôi  là hy vọng giảm bớt nguy cơ cho hành khách thuờng ngồi ở giữa.

Khi cất cánh khỏi sân bay, Tr/u Penney nói Cô nghĩ đây là lần cất cánh cuối cùng trong đời của mình, vì dùng máy bay đâm vào để tấn công như thế phần chắc là chết như Đội Thần Phong tử chiến của Nhựt. Khó thoát thân vì ghế không bung kịp con người của phi công , và hàng ngàn ngàn mảnh vụn của sự đụng chạm sẽ giết người phi công nếu bung lên được.


The south pool waterfall

Nhưng hành khách và phi hành đoàn của chiếc máy bay 93 bị không tặc còn anh hùng hơn. Những người Mỹ này đã không chế không tặc và máy bay rớt  chết hết ở một cánh đồng TV Pennsylvnia. Máy bay 93 không đến tấn công được thủ đô Washington, mục tiêu sau này tìm hiểu là khủng bố muốn tấn công Quốc hội Mỹ. Lúc bây giờ Tr/u không biết tin ấy và vào buổi xế chiều, Tr/u nhận lịnh hộ tống chiếc máy bay Air Force One chở TT Bush  trở lại căn cứ không quân  Andrews.

Nữ phi công nói  cảm nghĩ của mình. Vì nhiệm vụ khẩn cấp, phải kềm chế cảm xúc, không cần biết chết sống ra sao, thoát hiểm ra sao vì bao nhiêu tâm trí bị nhiệm vụ hoả tốc cuốn hút. Thật đúng vơi tâm lý người quân nhân trước giờ xung phong sát địch.

Nữ Tr/u nay thuộc lớp phi công nữ đầu tiên được không lực Mỹ tuyển dụng và huấn luyện sử dụng loại phản lực cơ  siêu thanh chiến đấu của Mỹ. Sau đó  Cô  có chồng hai con và giải ngũ một cách danh dự với cấp bực thiếu tá và  lần đầu tiên nhận cuộc phỏng vấn truyền hình của C- SPAN.

Tiếp theo là một em bé người Mỹ Đa Đen mới 10 tuổi khi cha bị chết trong cuộc khủng bố 911ở Tháp Đôi. Em đã biến đau thương thành hành động, như lời Đức Huỳnh Giáo chủ của Phật Giáo Hoà Hảo khuyên bổn đạo:  “Kẻ chết đã yên rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương”. Đó là Peter Negron. Ngày lể Father Day năm 2002, em  không muốn gặp, nói, nhìn ai mà chỉ muốn ra nghĩa trang nói, “Con nhớ Ba quá, Ba ơi”.

Nhưng hai năm sau, em 13 tuổi, ăn mặc chỉnh tế, dáng đi đau khổ, giọng rung rung,  em đọc bài thơ “Stars” do một nhà thờ bé nhỏ Deborah Chandra viết trong lần tưởng niệm thứ hai cuộc khủng bố 911.


A view of the south pool waterfall with the One World Trade Centre in the background

Lần tưởng niệm thứ 10 này, Peter Negron  đã 21 tuổi, qua truyền hình xuất hiện trước toàn dân Mỹ chia xẻ những suy nghĩ biến niềm đau thành hành động của mình. Negron nói Anh dạy người em trai là Austin lúc cha chết mới 2 tuổi bây giờ là 12. “Tôi ráng dạy em tôi  tất cả những điều ba tôi dạy tôi. Chụp banh thế nào, lái xe đạp ra sao” và cách làm việc siêng năng ở trường. Negron nói y học được ở  người cha nhiều hơn khi cha chết. Negron nói muốn trở thành một pháp y và Negron hy vọng cha anh sẽ hãnh diện về hai người trẻ, anh và em anh. “ Con nhớ Ba rất nhiều, Ba ơi.’ Là lời kết luận bài nói chuyện của Anh.

Và  người Mỹ cũng vậy, tổ chức và dự lễ tưởng niệm ngày 11 tháng 9, toàn dân và toàn quốc. Tưởng niệm vì coi nhớ là bổn phận, nhớ để rút bài học cho hiện tại và  tương lai.Có người đến Ground Zero từ chiều hôm trước, đứng tưởng niệm, hồi tưởng, nhớ nhung, suy nghĩị đến mặt trời mọc ngày hôm sau. Trong buổi lễ hai vị tổng tồng nói chuyện và  tất cả khối người tham dự mườøi lần im lặng để mặc niệm. Tên của 2.983 người vô tội chết oan vì khủng bố  xuớng lên, trầm buồn, tức tửi. Hình ảnh của những người chửa lửa hy sinh để cứu nạn nhân như phảng phất đâu đây. Bóng tối của đau thuơng, uất hận hoà lẫn với  ánh sáng của niềm tin và hy vong. Hàng hàng,  lớp lớp hàng ngàn người Mỹ đến  tham dự lễ tưởng niệm  bất chấp nguy cơ khủng bố có thể tấn công vào ngày thảm kịch này. Có người từ ngoại quốc bay về để thể nghiệm niều đau khổ của thảm kịch Mỹ và chia xẻ quyết tâm đoàn kết của đất nước nhân dân Mỹ.

Truyền thông đại chúng Mỹ bỏ thói quen nhìn mặt trái tiêu cực của sự kiện để làm tin tức  lạ hấp dẫn, trong máyyngàu tưởng biệm đi hầu hết các tin trong đau thương con người đoàn kết lại, tinh thần Mỹ out of many one.

Qua cuộc tưởng niệm cuộc khủng bố 911 thứ mười, cảm tượng dọng lại rõ rệt , là người Mỹ “Không bao giờ quên”. Nhiều người  nghĩ và làm như thế và có người nói lên ý này qua hàng chữ in trên áo.

Trich nguồn: vietthuc

Leave a Reply